Kỷ nguyên của các đế chế Hồi giáo Lịch_sử_Ấn_Độ

Gol GumbazBijapur, là mái vòm tiền hiện đại lớn thứ 2 trên thế giới sau Byzantine Hagia Sophia.

Sau khi các thế lực A Rập chinh phục quốc gia Ba Tư láng giềng phía Tây của Ấn Độ, chúng lại muốn chinh phục cả Ấn Độ, nền văn minh cổ điển giàu có nhất, nơi có nền thương mại quốc tế phát triển và những mỏ kim cương nổi tiếng thế giới. Các vương quốc ở phía Bắc Ấn Độ đã kháng cự suốt vài thế kỷ, song những vương quốc hồi giáo vẫn được thành lập và mở rộng ra cả miền Bắc của tiểu lực địa. Nhưng, trước khi có những cuộc xâm lăng của các tộc người Turk, các cộng đồng thương mại Hồi giáo đã phát triển phồn thịnh suốt dọc miền duyên hải Nam Ấn Độ, đặc biệt là ở Kerala, nơi mà những người Hồi giáo từ bán đảo A Rập di cư tới cùng với các mối liên hệ thương mại ở Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, điều này đánh dấu sự thâm nhập của tín ngưỡng Abraham Trung Đông vào văn hóa dharma Hindu có sẵn ở miền Nam Ấn Độ, thường là dưới hình thức nguyên thủy. Sau đó, các vương quốc hồi giáo BahmaniDeccan đã phát triển phồn thịnh ở miền Nam.

Hồi quốc Delhi

Qutub Minarminaret (tháp nhà thờ Hồi giáo) bằng gạch cao nhất thế giới, được xây dựng theo lệnh của Qutb-ud-din Aybak.
Bài chi tiết: Hồi quốc Delhi

Trong các thế kỷ XII và XIII, các tộc người Thổ và Pashtun đã xâm lăng các vùng ở miền Bắc Ấn Độ và lập nên Hồi quốc Delhi vào khoảng đầu thế kỷ XIII, dưới hình thức nhà nước Rajput.[18] Hồi quốc Mamluk kế tiếp đã tiếp tục chính phục các vùng đất rộng lớn hơn ở Bắc Ấn Độ, xấp xỉ diện tích xưa kia của triều Gupta, trong khi đế quốc Khilji thậm chí còn chinh phục được hầu hết miền Trung Ấn Độ, nhưng rồi lại không thành công trong việc chinh phục và hợp nhất cả tiểu lục địa này. Hồi quốc đã đánh dấu sự khởi đầu của cuộc phục hưng văn hóa Ấn Độ. Sự hòa trộn văn hóa Ấn-Hồi đã dẫn tới sự ra đời của các công trình kiến trúc, âm nhạc, văn học, tín ngưỡng, và trang phục mang tính tổng hợp. Người ta phỏng đoán rằng ngôn ngữ Urdu (nghĩa đen là "bộ lạc" hay "trại" trong nhiều phương ngữ Turk) được hình thành chính trong thời kỳ Hồi quốc Dehli bởi sự pha trộn của những người nói tiếng Sanskrit bản địa với những người dân nói tiếng Ba Tư, Turk và A Rập di cư tới trong thời kỳ người Hồi giáo cai trị. Hồi quốc Delhi là đế quốc Ấn Độ-Hồi giáo duy nhất có nhân vật nữ trong số chỉ vài nhân vật nữ cầm quyền ở Ấn Độ, đó là Razia Sultan (1236-1240).

Timur, kẻ chinh phạt vĩ đại người Turk-Mông Cổ, bắt đầu tấn công triều Tughlaq ở thành phố Dehli ngày nay vào năm 1398.[19] Quân đội của sultan Nasir-u Din Mehmud của Tughlaq đã bị đánh bại vào ngày 17 tháng 12 năm 1398. Timur tiến vào Delhi, cướp bóc và tàn phá thành phố rồi rút lui.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_Ấn_Độ http://banglapedia.search.com.bd/HT/C_0035.htm http://www.ucalgary.ca/applied_history/tutor/islam... http://www.avalanchepress.com/Soldier_Shah.php http://www.britannica.com/eb/article-46838/India http://p2.www.britannica.com/eb/article-9074639/Va... http://www.calcuttaweb.com/history.shtml http://www.gardenvisit.com/travel/clavijo/timurcon... http://www.indianchild.com/history_of_india.htm http://ejvs.laurasianacademy.com http://www.storyofpakistan.com/articletext.asp?art...